BẠN LÀ MỘT WIN-USER GIỜ MỚI LÀM QUEN, MỚI BẮT ĐẦU XÀI MAC ĐỂ THÀNH MAC-USER THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO ? –
Là một người dùng hơn 20 năm Win Mac, mình sẽ hướng dẫn các bạn các Tips đơn giản sau
Phần 1 : Làm quen với các giao diện cơ bản
1/ Chuột phải My Computer / This PC -> Properties để xem thông tin máy tính cơ bản thì :
Bên Mac sẽ là bấm vào trái táo góc trái : About this Mac, và một cửa sổ hiện ra có đầy đủ thông tin cơ bản của một con Mac, muốn xem chi tiết hơn bạn sẽ chọn System Report… để xem kỹ càng hơn, chuyên sâu và chi tiết hơn
2/ Muốn có ổ C ổ D ổ E giống với Windows thì :
Bấm ra màn hình Desktop một cái, không dính bất cứ cửa sổ và icon nào, kế bên trái táo góc trái hồi nãy sẽ có chức năng Finder. Sau đó chọn Preference… một cửa sổ hiện ra, ở thẻ General bạn sẽ có 4 tùy chọn chính đó là Xem toàn bộ ổ cứng gắn trong, Xem toàn bộ ổ cứng gắn ngoài, Xem toàn bộ đĩa CD, DVD và iPad các loại…, và Xem ổ đĩa mạng được kết nối đến, được share đến.
Sau khi thực hiện xong ổ cứng gắn trong sẽ xám xám, ổ cứng gắn ngoài sẽ vàng vàng. Ổ mạng sẽ có hình 3 người nắm tay nhau.
Nhưng bên Mac trước đây và cả sau này thường là hãng không khuyến khích để chia đĩa như Windows, bạn cũng có thể chia đĩa nhưng áp dụng phương pháp Add APFS Volume, cái đó để bài sau. Ổ đĩa gắn trong đó chính là ổ C bên Windows mà chưa chia Partition nhé.
3/ Làm việc với Size cửa sổ :
Chức năng bung cửa sổ to tràn màn hình hoặc khôi phục size cùng 1 nút màu xanh lá cây, dấu cửa sổ màu vàng, và đóng cửa sổ màu đỏ, sau khi mở thì Windows nằm bên góc phải hướng 1h, còn Mac ngược lại ở hướng 11h
4/ Nút lệnh của Mac và Win khác tý :
- Ctrl vẫn là Ctrl nhưng Mac nó là Control
- Shift vẫn là Shift
- Alt thì sẽ là Option bên Mac
- Caplock và Tab giống nhau
- Nút Windows chính là nút Command bên Mac
5/ Phần mềm của Mac và Win xài được không :
Mấy cái đuôi sau là của Windows mà phổ biến : exe, msi, cab…
Mấy cái đuôi sau là của Mac mà phổ biến : dmg, pkg…
Đấy không giống nhau phải không, nghĩa là không dùng chung, thế cho nó nhanh, ngoài ra Mac còn cái Store nữa đó là AppStore để tải y như trên iPhone iPad, Windows thì mãi Windows 8 mới có.
Windows thì có hạ cấp User Account Control (UAC) còn Mac thì có 3 cơ chế khống chế và bảo vệ hệ thống đó là :
- SIP : System Integrity Protection : Bảo vệ hệ thống
- Gatekeeper : Là để khóa cài phần mềm không xác định
- Từ macOS 11 trở đi còn có ART : bảo vệ hệ thống
Bạn cởi ba lớp này ra là con Mac tương đương với Windows khi tắt sạch Windows Defender và UAC và cả Firewall. Thực ra ART không rõ nó đang bảo vệ cái gì, nhưng mà khi muốn cài eGPU lên một con máy bị giới hạn xài thì nó là phải tắt.
Phần mềm cài cho Mac không xài cho Win và ngược lại, nhưng sản phẩm được tạo từ Win/Mac có thể sử dụng cho nhau hoàn toàn. Ví dụ App cùng có trên Mac/Win là Office thì bộ Office đó đem qua đem lại xài bình thường, nên hạn chế đặt tên File tiếng Việt có dấu.
6/ Control Panel của Windows chính là System Preferences của Mac :
Bạn tinh chỉnh máy tính về các loại, thì cơ bản Mac/Win gần giống nhau. Ngày giờ bàn phím bla bla,….
7/ Xem File ẩn trên Mac, Windows dễ rồi :
Bạn bấm tổ hợp phím Command + Shift + Dấu Chấm (.), muốn ẩn lại thì bấm lại lần nữa.
8/ Làm quen với thanh công cụ bên hướng 1h trên Mac, thay vì Windows là nằm góc dưới hướng 5h :
Trên thanh công cụ này cũng như Windows, nó có thông số Pin, Wifi, ngày giờ, User, bộ gõ,…nếu nó không hiện / muốn hiện, thì làm như sau :
- Hiện cái loa : Vào System Preferences -> Sound -> Tick Chọn Show Sound in Menu Bar
- Hiện cái Bluetooth : Vào System Preferences -> Bluetooth -> Tick Chọn Show Sound in Menu Bar
9/ Những chức năng khác của Finder, cũng tương tự như View Option và Folder Option của bên Windows :
Finder nó đi theo Click chuột, bạn Click ở trong cửa sổ thì Finder Preferences nó lại đi theo cửa sổ đó, tức là áp dụng cài đặt View lên cửa sổ đó.
Ví dụ bạn bấm chuột một Click ra ngoài Desktop không đụng chạm cửa sổ hay icon nào, Góc trái táo, vào Finder chọn Preferences.
Ở Tab General đã nói trên rồi, Tab thứ hai là để bạn gắn Tag, nghĩa là có một thư mục bạn muốn đánh tem màu gì, để sau này dễ kiếm thì bạn đánh màu đó, việc này giống như bạn có một chồng hồ sơ, bạn hay lấy Sticker thẻ màu màu, hoặc Sticker SignHere dán ở đó vậy đó.
Còn Tab tiếp theo là Slide Bar, cái này chính là Quick Access của Windows, bạn muốn hiện gì, tick vào.
Tab cuối cùng là Advanced là để bạn xem các tùy chọn khác nâng cao.
10/ Mẹo tìm kiếm bất cứ thứ gì trên Mac :
ở bất kỳ tình huống nào, bạn bấm Command + SpaceBar, nó sẽ ra một cửa sổ cũng to giữa màn hình, bạn gõ bất cứ cái gì miễn nhớ tên, nào là App cũng được, tên File cũng được, hoặc một cái từ khóa cũng được thì nó sẽ hiện gợi ý là mở tìm bằng Safari.
11/ Gõ tiếng Việt trên Mac :
Các đời cao sau này, AE chỉ cần set bộ gõ hệ thống là tiếng Anh, sau đó cài phần mềm Gõ Tiếng Việt là được, nếu bạn bật cả 2 bộ gõ ở chế độ gõ tiếng Việt thì chữ sẽ nhảy, hay lỗi bỏ dấu, cực khó chịuLưu ý : Không nên đặt tên File có dấu cho dù bất cứ trường hợp nào hay bất cứ tình huống, lý do nào nhằm tránh lỗi không mong muốn.
Hết Part 1 cho người mới bắt đầu./.